Bài viết này sẽ giới thiệu và nêu rõ những vấn đề cơ bản của 12 địa chi. Như thuộc tính, sự tương ứng với tháng, giờ và 12 tiết khí trong năm.
Sẽ giúp bạn dễ dàng tra cứu hơn, trong quá trình nghiên cứu Thuật số học.
Địa chi là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì nó là 12 con giáp, còn có gọi khác là 12 sinh tiêu. Tên các địa chi cũng là tên các con giáp. Lý do là vì người xưa quan sát các con vật và thuộc tính của chúng, sau đó ghép vào tương ứng với các địa chi để dễ nhớ, dễ biểu thị. Các địa chi này được dùng rất rộng rãi, từ mệnh, tháng, ngày, giờ và năm.
Các địa chi bao gồm:
– Tý (chuột).
– Sửu (trâu).
– Dần (cọp).
– Mão (mèo).
– Thìn (rồng)
– Tỵ (rắn).
– Ngọ (ngựa).
– Mùi (dê)
– Thân (khỉ)
– Dậu (gà).
– Tuất (chó).
– Hợi (heo / lợn).
Thuộc tính của các địa chi
Đây là khái niệm căn bản trong Thuật số học, mỗi địa chi đều có những thuộc tính riêng như sau:
Như bảng trên, trong 12 địa chi có một nửa là chi dương và một nửa là chi âm.
Địa chi tương ứng với tháng và giờ
Ngoài những thuộc tính trên, Địa chi còn có 2 tác dụng rất quan trọng: Đó là đại biểu cho Tháng và Giờ.
– Ví dụ về đại biểu cho Tháng: Giả sử là tháng Tý, sẽ tương đương với tháng 11 âm lịch, tương đương từ 7/12 đến 4/1 dương lịch, ở vào khoảng tiết khí Đại tuyết và Tiểu hàn.
– Ví dụ về đại biểu cho Giờ: Giả sử là giờ Tý, sẽ tương đương từ 23h đến 1h.
Từ bảng trên đây, bạn có thể tra cứu được tháng nào đó là con gì, giờ nào đó là giờ gì. Thí dụ người ta nói giờ Tý là bạn biết ngay đó là khoảng 23h-1h.
Địa chi tương ứng với 12 tiết khí trong năm
Dưới đây, tôi vẽ một vòng tròn 12 tháng tương ứng với 12 tiết khí trong năm để bạn dễ tra cứu.
Kết luận
Hãy lưu bài viết này lại, vì trong quá trình nghiên cứu Thuật số học, có thể bạn sẽ cần tra cứu nó nhiều, rất tiện lợi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc còn khúc mắc chỗ nào, hãy để lại phản hồi bên dưới bài viết này. Cảm ơn bạn!